Bàn Về Tổ Sư Đại Thừa

Đại Thừa có một hạng thầy đặc biệt gọi là tổ sư:

  1. Tổ sư là người thầy đã giác ngộ và đã được chứng nhận (là đã giác ngộ) bởi một vị tổ sư khác (tức là người cũng đã giác ngộ). Thời đại nay, rất nhiều người thầy tự xưng là đã giác ngộ mặc dầu chưa được chứng nhận bởi một vị tổ sư. Những vị thầy này có thể lường gạt được phàm phu chứ không thể nào qua mặt được một vị đã giác ngộ. Thật ra, ngoại trừ một vị tổ sư chân chính, các vị thầy đã giác ngộ rất hiếm khi tự thú nhận riêng với ai là mình đã giác ngộ, huống chi là tuyên bố mình đã giác ngộ.
  2. Tổ sư là một vị thầy đã được chứng nhận bởi một vị tổ sư khác. Đức Phật Thích Ca đã chứng nhận Ngài Ma Ha Ca Diếp là sơ tổ. Rồi Ngài Ca Diếp lại xác nhận A Nan Tôn Giả là nhị tổ. Và như thế mà dòng tổ sư Chánh Pháp được truyền từ đời này qua đời khác.
  3. Tổ sư dòng Đại Thừa đảm trách hoằng dương Phật Pháp (về mặt lý thuyết) hay được gọi  là Chánh Pháp. Nói cách khác, những điều các ngài dạy tương ưng với giáo lý đức Phật dạy. Vì thế những người sơ cấp, mới bắt đầu tìm hiểu thì nên tìm học những tài liệu của lịch đại tổ sư (của dòng Chánh Pháp) để gầy dựng căn bản đúng đắn và vững chắc cho việc tu hành. Vì thế, một trọng trách của tổ sư Chánh Pháp là giảng giải những uẩn khuất uyên thâm của lời Phật dạy để cho Phật tử hiểu (lý thuyết).
  4. Vị tổ sư cuối cùng của dòng Chánh Pháp, cũng là sơ tổ của Mỹ, là cố hoà thượng Tuyên Hóa. Ngài sáng lập Hội Phật Giáo Pháp Giới và Vạn Phật Thánh Thành. Trước khi viên tịch, ngài đã chỉ định nhị tổ của xứ Mỹ nhưng đã 25 năm sau khi ngài viên tịch, nhị tổ vẫn chưa tự tiết lộ tông tích của mình.

* * * * *

Pháp Đại Thừa gồm có lý và sự. Các giáo sư đại học có thể hiểu giáo lý nhà Phật nhưng lại không hiểu được cách thực hành (tu tập). Tu hành thường phải trải qua một thời gian tu tập lâu dài dưới sự dạy dỗ, hướng dẫn của một vị thầy đã giác ngộ mới được thành tựu. Theo truyền thống Đại Thừa, dòng Chánh Pháp dùng Thiền tông làm căn bản để huấn luyện các đời tổ sư kế tiếp.

Các bậc tổ sư có nhiều trình độ giác ngộ khác nhau.  Bất cứ tổ sư nào cũng có thể giảng giải lời Phật dạy không sai vì các ngài đã thông hiểu về LÝ. Nhưng các vị ĐẠI tổ sư như ngài Tuyên Hóa thì có biệt tài để huấn luyện đệ tử vì ngài đã thông hiểu về SỰ, nên ngài đã đào tạo được nhiều đệ tử đã giác ngộ.

Phản Hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded