Ngày xưa, bên Trung Quốc có một quan tể tướng rất khôn ngoan. Ông ta đổ đầu kỳ thi tuyển của hoàng gia và sau đó được thăng chức tể tướng. Ông đã giúp vua cai trị đất nước rất hữu hiệu và ham mê học hỏi những lời dạy bảo của các nhà thông thái xưa. Với bản năng tự nhiên, ông quan tâm đến Đại thừa và đã tìm hiểu rất nhiều về Phật giáo.
Sau khi nghiên cứu về Đại Thừa, ông quyết định muốn thỉnh giáo với một vị minh sư Đại thừa. Ông thăm dò và được biết rằng có một nhà thông thái có biệt danh là “Ông Sư Túi Vải 布袋 和尚“. Quan tể tướng cho người mời nhà sư lang thang khất thực đó về hoàng cung để tham vấn nhưng khôngđược toại ý vì nhà Sư ấy luôn có những lý do để thối thoác . Vì thế, quan Tể tướng quyết định phải đích thân ra ngoài tìm vị sư ấy để thỉnh giáo.
Câu hỏi đầu tiên của quan tể tướng như sau: “Kính bạch Thầy, giáo lý cao thâm nhất của Phật giáo là gì?”
Không một lời, nhà Sư buông cái túi vải mà ông đang mang trên người xuống. Quan tể tướng ngẫm nghĩ một lát rồi nói: “Ừm, chắc chắn phải có cái gì cao siêu hơn nữa chứ!”
Ông quan chưa kịp hỏi gì thêm thì nhà Sư lặng lẽ nhặt túi vải lên và bỏ đi.
Quan tể tướng sững sờ giây lát. Cuối cùng ông chợt hiểu. Từ đó, ông bày tỏ sự tôn trọng sâu sắc đối với Đại thừa. Khắp nơi trong nước, ông cho xây thêm rất nhiều chùa, tài trợ cho nhiều người xuất gia, học giáo lý và đích thân đến chùa để cúng dường.
******
Vị Tể tướng đã hiểu gì khi nhà sư buông cái túi vải xuống? Cái túi vải cất giữ tất cả những vật sở hữu của mình. Thông điệp ở đây là “buông xả”. Chúng ta nên bỏ đi những chấp trước ràng buộc gắn bó của mình, nhất là những gì mà chúng ta rất trân quý. Phật giáo dạy chúng ta “khán phá, phóng hạ 看破, 放下: hãy nhận thức thật rõ ràng vấn đề, rồi xả nó”. Đó là những gì mà người khôn ngoan có thể làm được.
Vì vị Tể tướng này rất khôn ngoan nên ông đã thông hiểu. Ông đã nhận thức rằng buông xả vừa là sự bắt đầu và cũng là sự kết thúc của một mục đích mà thôi. Đó là lý do tại sao ông tìm hiểu ý nghĩa thâm sâu hơn của giáo lý. Cuối cùng ông đã hiểu gì khi nhà sư khuất dạng cuối chân trời? Tiếp tục xả, xả tất cả cho đến khi không còn gì nữa hết. Lúc ấy quí vị sẽ đạt đến Chân Không, chân lý cao siêu nhất của Đại thừa.
- Chấp không khi bỏ, chấp có khi lặng lẽ lấy lại mang đi
- Kể chuyện thì nên có nhân vật thật sự
- Mức độ tin cậy câu chuyện này không có