» Khai Thị http://www.tinhdodaithua.org Thu, 11 May 2023 16:54:29 +0000 en hourly 1 http://wordpress.org/?v=3.1.1 Sống trong hiện tại theo quan điểm của Đại Thừa http://www.tinhdodaithua.org/?p=6126&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=s%25e1%25bb%2591ng-trong-hi%25e1%25bb%2587n-t%25e1%25ba%25a1i-theo-quan-di%25e1%25bb%2583m-c%25e1%25bb%25a7a-d%25e1%25ba%25a1i-th%25e1%25bb%25aba http://www.tinhdodaithua.org/?p=6126#comments Tue, 20 Sep 2022 15:59:59 +0000 admin http://www.tinhdodaithua.org/?p=6126 Continue reading ]]> Tôi thường nghe rằng chúng ta nên “sống trong giây phút hiện tại”, “bây giờ và ở đây”, “sống trong hiện tại” hoặc những câu tương tự, nhất là ở những nơi tu tập thiền.

Tôi cũng đã từng nghe nhiều giảng giải về những cụm từ này nhưng cảm thấy chưa thỏa mãn.  Vì vậy tôi muốn chia sẻ những ý kiến cá nhân về đề tài này đứng trên quan điểm Đại Thừa.

Trước hết, câu “sống trong giây phút hiện tại” ngụ ý nhắc nhở chúng ta không nên để tâm bị tán loạn. Chúng ta luôn luôn “vọng tưởng”: nghĩa là chúng ta không thể ngừng suy nghĩ.

Ví dụ, trong khi đang ăn kem rất ngon, và do tập khí (thói quen), ta lại vừa ăn vừa nghĩ về công việc ở công ty.

Một số người cho rằng như vậy là tốt và cần thiết vì có thể làm nhiều việc trong cùng một lúc (multi-tasking) nhưng đối với hành giả thiền đúng nghĩa thì đó là sự loạn tâm: trí óc làm việc liên tục không ngừng sẽ có hại và đó là một biểu hiện của tâm tán loạn.  Điều này không có lợi vì chúng ta không thể làm chủ được suy nghĩ của mình.  Đó là nguyên nhân các thiền sư khuyên chúng ta nên sống trong hiện tại và hãy tập làm giảm bớt vọng tưởng bằng cách chú tâm vào việc đang làm, không cho tâm mình chạy ngược chạy xuôi (lăng xăng).

Tâm chúng ta thích vọng tưởng, nhớ về quá khứ hay tính toán cho tương lai thay vì nên chú tâm vào hiện tại.  Đó là lơ là, bỏ mặc thực tại mà chúng ta đang sống.  Sự thật là vì chúng ta vô phương ngừng tâm lăng xăng nên cần phải rèn luyện tâm tập trung vào hiện tại, như vậy chúng ta sẽ dễ dàng tập trung tư tưởng khi “cần” phải suy nghĩ.

Hãy cùng phân tích sâu hơn về cụm từ “sống ở đây và bây giờ”.  Ở đây chỉ về không gian và bây giờ chỉ về thời gian.

“Ở đây” chỉ nơi chốn mà chúng ta đang có mặt. Chúng ta nên ý thức rõ ràng nơi chốn vật lý hoặc môi trường cụ thể mà chúng ta đang trụ, tức là thân ở đâu thì tâm ở đó. Đối với người theo Đại Thừa thì sâu sắc hơn, “tại đây” có nghĩa là THÂN của bạn: tầng sâu thẳm nhất của các giác quan.  Những hành giả thiền Đại Thừa thực thụ sẽ vạch cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc trì giữ nội tâm và không phóng ngoại theo hình dạng, màu sắc (sắc), âm thanh (thanh), mùi (hương), vị, các đối tượng của sờ, nắm (xúc) và vạn vật (pháp).  Như vậy là ta đang sống ở đây, trong thân ta.

Bây giờ nói về giây phút hiện tại.  Kỳ thực, nó không tồn tại bởi vì nó thuộc về quá khứ.  Ngay khi chúng ta vừa nói đến hiện tại, nó đã trở thành quá khứ rồi.  Chúng ta không thể mang tương lai vào nắm bắt hiện tại vì tương lai chưa xảy đến.  Cho nên đây là chỗ mà kinh Kim Cang nói đến:” Quá khứ bất khả đắc, hiện tại bất khả đắc và tương lai bất khả đắc.”  Diễn giải về bây giờ và ở đây, có thể tóm tắt rằng “bây giờ” ngụ ý khuyên chúng ta nên trân quý giây phút hiện tại.  Hãy trân quý cuộc sống khi chúng ta còn có thể.  Tôi có thêm đề nghị rằng:  hãy sống thiện bằng cách làm việc thiện và đừng quá nuông chìu bản thân. Hơn nữa, chúng ta không nên có cái nhìn thiển cận và chỉ quan tâm, chỉ hưởng thụ kiếp sống này. Chúng ta phải không ngừng tạo thiện nghiệp và tránh tạo ác nghiệp bởi vì những hành động, việc làm và sự chọn lựa của chúng ta trong kiếp sống này sẽ ảnh hưởng đến kiếp sống vị lai.  Đây là tinh thần “sống trong hiện tại” của Đại Thừa: hành thiện nhằm tạo nhân duyên tốt đẹp để thăng tiến và vươn mình thoát khỏi các tập khí ích kỷ và nhỏ nhen của phàm phu để trở nên thánh thiện hơn.

Cuối cùng, “sống tại đây” nghĩa là quan tâm đến môi trường.  Hãy giúp cải thiện môi trường, nơi ta đang sinh sống, sinh hoạt thay vì lợi dụng để vun bồi cho lợi ích cá nhân. Sống trong hiện tại tức là quan tâm cho người khác, chúng sanh khác.  Hãy kiên quyết chỉ sống lương thiện và chan hoà, dễ thương thay vì chỉ mưu toan cho sự thuận lợi, và khoái lạc của riêng mình mà thôi.

Thầy Thích Vĩnh Hoá.

 

]]>
http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=6126 0
Bàn Về Tổ Sư Đại Thừa http://www.tinhdodaithua.org/?p=5722&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=ban-v%25e1%25bb%2581-t%25e1%25bb%2595-s%25c6%25b0-d%25e1%25ba%25a1i-th%25e1%25bb%25aba http://www.tinhdodaithua.org/?p=5722#comments Fri, 01 Oct 2021 01:23:23 +0000 admin http://www.tinhdodaithua.org/?p=5722 Continue reading ]]> Đại Thừa có một hạng thầy đặc biệt gọi là tổ sư:

  1. Tổ sư là người thầy đã giác ngộ và đã được chứng nhận (là đã giác ngộ) bởi một vị tổ sư khác (tức là người cũng đã giác ngộ). Thời đại nay, rất nhiều người thầy tự xưng là đã giác ngộ mặc dầu chưa được chứng nhận bởi một vị tổ sư. Những vị thầy này có thể lường gạt được phàm phu chứ không thể nào qua mặt được một vị đã giác ngộ. Thật ra, ngoại trừ một vị tổ sư chân chính, các vị thầy đã giác ngộ rất hiếm khi tự thú nhận riêng với ai là mình đã giác ngộ, huống chi là tuyên bố mình đã giác ngộ.
  2. Tổ sư là một vị thầy đã được chứng nhận bởi một vị tổ sư khác. Đức Phật Thích Ca đã chứng nhận Ngài Ma Ha Ca Diếp là sơ tổ. Rồi Ngài Ca Diếp lại xác nhận A Nan Tôn Giả là nhị tổ. Và như thế mà dòng tổ sư Chánh Pháp được truyền từ đời này qua đời khác.
  3. Tổ sư dòng Đại Thừa đảm trách hoằng dương Phật Pháp (về mặt lý thuyết) hay được gọi  là Chánh Pháp. Nói cách khác, những điều các ngài dạy tương ưng với giáo lý đức Phật dạy. Vì thế những người sơ cấp, mới bắt đầu tìm hiểu thì nên tìm học những tài liệu của lịch đại tổ sư (của dòng Chánh Pháp) để gầy dựng căn bản đúng đắn và vững chắc cho việc tu hành. Vì thế, một trọng trách của tổ sư Chánh Pháp là giảng giải những uẩn khuất uyên thâm của lời Phật dạy để cho Phật tử hiểu (lý thuyết).
  4. Vị tổ sư cuối cùng của dòng Chánh Pháp, cũng là sơ tổ của Mỹ, là cố hoà thượng Tuyên Hóa. Ngài sáng lập Hội Phật Giáo Pháp Giới và Vạn Phật Thánh Thành. Trước khi viên tịch, ngài đã chỉ định nhị tổ của xứ Mỹ nhưng đã 25 năm sau khi ngài viên tịch, nhị tổ vẫn chưa tự tiết lộ tông tích của mình.

* * * * *

Pháp Đại Thừa gồm có lý và sự. Các giáo sư đại học có thể hiểu giáo lý nhà Phật nhưng lại không hiểu được cách thực hành (tu tập). Tu hành thường phải trải qua một thời gian tu tập lâu dài dưới sự dạy dỗ, hướng dẫn của một vị thầy đã giác ngộ mới được thành tựu. Theo truyền thống Đại Thừa, dòng Chánh Pháp dùng Thiền tông làm căn bản để huấn luyện các đời tổ sư kế tiếp.

Các bậc tổ sư có nhiều trình độ giác ngộ khác nhau.  Bất cứ tổ sư nào cũng có thể giảng giải lời Phật dạy không sai vì các ngài đã thông hiểu về LÝ. Nhưng các vị ĐẠI tổ sư như ngài Tuyên Hóa thì có biệt tài để huấn luyện đệ tử vì ngài đã thông hiểu về SỰ, nên ngài đã đào tạo được nhiều đệ tử đã giác ngộ.

]]>
http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=5722 0
Ra Chiến Trận http://www.tinhdodaithua.org/?p=5720&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=ra-chi%25e1%25ba%25bfn-tr%25e1%25ba%25adn http://www.tinhdodaithua.org/?p=5720#comments Wed, 01 Sep 2021 14:20:06 +0000 admin http://www.tinhdodaithua.org/?p=5720 Continue reading ]]> Cổ nhân nói có bốn điều phải ghi nhớ khi ra chiến trận:

  1. Trong nước mà bất hòa thì không nên viễn chinh.
  2. Trong quân mà bất hòa thì không nên xuất quân.
  3. Quân trong trận mà bất hòa thì không nên tiến quân.
  4. Tiến quân mà bất hòa thì không nên quyết thắng.

Người dân phải tin rằng người lãnh đạo biết đắn đo, suy nghĩ chín chắn, cẩn thận, quí mạng dân, tiếc nhân tài thì họ mới sẵn lòng hy sinh cho đại sự.

* * * * *

Những lý lẽ trên áp dụng cho quốc gia cũng như xã hội thu nhỏ là gia đình.

Chủ yếu là khi muốn bành trướng thì trước tiên phải thiết lập sự hòa hợp trong nội bộ.

.

]]>
http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=5720 0
Trọng Nghĩa Khinh Tài http://www.tinhdodaithua.org/?p=5718&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=tr%25e1%25bb%258dng-nghia-khinh-tai http://www.tinhdodaithua.org/?p=5718#comments Sun, 01 Aug 2021 04:57:39 +0000 admin http://www.tinhdodaithua.org/?p=5718 Continue reading ]]> Ông Phạm Trọng Yêm làm đến Tể tướng nhà Tống mà nghèo suốt đời. Ông trọng nghĩa khinh tài và rất thích bố thí giúp người. Để dành lương bổng được nên mua một mảnh đất trồng trọt lấy lời giúp người. Hễ ai có tang tóc hoặc cưới hỏi đều giúp cả.

Con là Thuần Nhân, tính tình cũng như ông. Làm quan để dành được năm thùng thóc đem về quê. Trên đường gặp bạn cũ của cha đang bị ba cái tang nên cho hết năm thùng thóc cả. Hai con gaí người bạn cha lại lớn mà không có chồng bì thiếu hồi môn, liền cho luôn cả thyền chở thóc.

Về đến nhà thì tay không, cha hỏi: “Đi có chuyện gì không?”

Đáp: “Gặp bạn cũ của cha bị nghèo khổ mà gặp ba cái tang nên cho hết năm thùng thóc rồi mà e rằng chưa đủ.”

“Vậy sao không cho cả cái thuyền?”

“Cũng cho luôn rồi.”

“Vậy mới đáng làm con ta!”

* * * * *

Hai bậc hiền nhân này tiêu biểu cho tinh thần Bố thí của Đại Thừa: bố thí cho đến khi thiếu thốn. Rôi tiếp tục bố thí.

]]>
http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=5718 0
Bao Dung Người http://www.tinhdodaithua.org/?p=5715&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bao-dung-ng%25c6%25b0%25e1%25bb%259di http://www.tinhdodaithua.org/?p=5715#comments Thu, 01 Jul 2021 04:54:14 +0000 admin http://www.tinhdodaithua.org/?p=5715 Continue reading ]]> Sấm sét không thể làm nho nhỏ để hòa với tiếng chuông khánh. Mặt trời, mặt trăng không thể làm cong để chiếu sáng hang cùng ngõ hẻm. Sông lớn không thể thu bờ hẹp để vừa ý kể muốn lội qua. Núi cao không thể hạ thấp để chiều lòng người muốn trèo chơi.

Cũng như thế, xe rộng không thể thu bánh xe để tạm qua đường hẹp. Thượng nhân, cao sĩ hay người xuất tục không thể tự hạ thấp mình để được những người thế tục chấp nhận.

* * * * *

Vì thế, người thế tục như chúng ta không nên phán xét kẻ khác, chê bai họ vì họ khác mình để tránh xúc phạm người xuất tục. Chúng ta phải biết cách bao dung những người khác với mình thì thế giới này mới có tương lai.

]]>
http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=5715 0
Phòng Bệnh http://www.tinhdodaithua.org/?p=5713&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=phong-b%25e1%25bb%2587nh http://www.tinhdodaithua.org/?p=5713#comments Fri, 11 Jun 2021 04:49:20 +0000 admin http://www.tinhdodaithua.org/?p=5713 Continue reading ]]> Biển Thước là một thầy thuốc có tài thời Xuân Thu. Ông đến gặp Tề Hoàn Hầu, đứng ngắm một lúc rồi tâu rằng vua có bệnh da, nếu không chữa thì sau sẽ nặng.

Vua Tề đáp: “Ta không có bệnh.”

Biển Thước đi ra.

Tề Hoàn hầu nói: “Thật là có miệng lưỡi! Muốn chữa người khỏe lấy công.”

Mười hôm sau Biển Thước vào yết kiến Hoàn Hầu, lại nói: “Bệ Hạ có bệnh ở gan ruột, không chữa mau thì sau khó lòng đó!”

Vua Tề ra vẻ không bằng lòng. Biển Thước đi ra.

Mười hôm sau nữa Biển Thước vào yết kiến Hoàn Hầu, vừa nhìn vua liền chạy ra. Vua cho người gọi hỏi tại sao thì Biển Thước thưa: “Bệnh da thì còn châm chích được. Bệnh gan thì còn uống thốc được. Bệnh đã vào xương tủy thì vô phương cứu chữa.”

Năm hôm sau vua Tề ngã bệnh. Quả nhiên không thầy thuốc nào chữa bệnh được nên băng hà.

* * * * *

Phàm phu thường coi thường bệnh trong thân vì bác sĩ hạng thường không thấy được bệnh nặng. Biển Thước là thầy thuốc giỏi vì thấy được bệnh trong tủy nhưng lại không đủ sức chữa bệnh trong tủy.

Thiền tông có thể chữa được bệnh trong tủy nếu trình độ định lực đủ cao. Nếu luyện thiền thường xuyên thì bệnh mà khó vào tủy được.

]]>
http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=5713 0
Khi Nước Tận http://www.tinhdodaithua.org/?p=5711&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=khi-n%25c6%25b0%25e1%25bb%259bc-t%25e1%25ba%25adn http://www.tinhdodaithua.org/?p=5711#comments Sat, 01 May 2021 04:46:27 +0000 admin http://www.tinhdodaithua.org/?p=5711 Continue reading ]]> Cổ nhân nói:

Khi nước mà chỉ lo chứa lương và sửa sang thành quách và không chăm lo cho dân và cho rằng như thế là đủ để yên nước. Vua thì không có chí giữ độc lập, thái tử thì hèn yếu, nhà đại gia thì xài sang, phung phí và dâm dật, quan lại thì kiêu ngạo, tham lam và tàn nhẫn. Chính quyền thì không ai chịu nhận trách nhiệm.

Nếu nước đó ở giữa hai cường quốc thì khó mà tồn tại quá mười năm.

* * * * *

Một nước như vậy thì đang tự hại mình  để mời nước ngoài xâm lăng.

]]>
http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=5711 0
Khổng Minh Khuyên Con http://www.tinhdodaithua.org/?p=5707&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=kh%25e1%25bb%2595ng-minh-khuyen-con http://www.tinhdodaithua.org/?p=5707#comments Thu, 01 Apr 2021 04:41:42 +0000 admin http://www.tinhdodaithua.org/?p=5707 Continue reading ]]> Khổng Minh có viết thơ khuyên con rằng:

…Quân tử cần phải yên lặng (tĩnh) và trong sạch (thanh tịnh) để tu thân, biết tự tiết chế bản thân để nuôi đức. Nếu không điềm tĩnh và lý trí thì không thể nào sáng suốt được. Nếu không im lặng và không hấp tấp, nóng nảy thì không thể có kiến thức uyên thâm được.

Học thì phải tĩnh và tịnh. Người có tài cũng cần phải học, nếu không học thì tài không rộng.  Không thanh tịnh thì học không thành. Lười biếng, ngạo mạn thì không biết thấu suốt được. Hung tợn và đầy thú tính thì khó mà rèn dũa cá tính, nhân cách.

Một năm một tuổi, mỗi tuổi thì yếu hơn, bệnh hơn, có than thở, luyến tiếc cũng vô ích…

* * * * *

Văn hóa Á châu chú trọng tu thân, luyện tâm và dưỡng đức, phải nâng cao tài năng và kiến thức.

Nhà Phật chủ trương tu giới định huệ, để đạt được thành tựu cao nhất con người có thể có: thành Phật.

]]>
http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=5707 0
Những Việc Đã Từng Biết http://www.tinhdodaithua.org/?p=5704&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=nh%25e1%25bb%25afng-vi%25e1%25bb%2587c-da-t%25e1%25bb%25abng-bi%25e1%25ba%25bft http://www.tinhdodaithua.org/?p=5704#comments Mon, 01 Mar 2021 04:34:48 +0000 admin http://www.tinhdodaithua.org/?p=5704 Continue reading ]]> Hồn nhiên, không thiện không ác vốn là bản tính của chúng ta khi sinh ra.

Thích thiện ghét ác là vì khuynh hướng tự nhiên ai cũng muốn như thế.

Bỏ thiện theo ác là vì bị nhiễm thói hư tật xấu nên dẫn dắt chúng ta ngày càng tệ hơn.

Bỏ ác theo thiện là nhờ sự tu hành, giúp chúng ta ngày càng thăng tiến, tiến bộ.

Hay hơn hoặc dở hơn là tự mình biết, không nên tự dối mình. Cố gắng lên đi!

* * * * *

Ở trên là những điều thánh nhân Trung Hoa truyền lại cho đời sau. Phải công nhận nhiều thánh nhân đã xuất thế tại đất nước này nên nền văn hóa xưa của họ rất uyên thâm.

Nếu quí vị tu cho tới nơi tới chốn thì sẽ thấy rằng những điều răn dạy đó vốn là những gì mà quí vị trước đây đã từng biết.

]]>
http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=5704 0
Người Này Dùng Được http://www.tinhdodaithua.org/?p=5701&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=ng%25c6%25b0%25e1%25bb%259di-nay-dung-d%25c6%25b0%25e1%25bb%25a3c http://www.tinhdodaithua.org/?p=5701#comments Mon, 01 Feb 2021 04:31:20 +0000 admin http://www.tinhdodaithua.org/?p=5701 Continue reading ]]> Thiên hạ có hai cái khó: sinh lên cõi trời khó, mà nhờ vả người càng khó hơn.

Thiên hạ có hai cái đắng: hoàng liên đắng, mà nghèo khốn cùng càng đắng hơn.

Nhân gian có hai cái mỏng: cái mỏng của bề mặt nước đá mới đông, mà phụ thuộc vào người khác càng mỏng hơn.

Nhân gian có hai loại hiểm: núi sông hiểm, mà lòng người lại hiểm hơn.

Biết được cái khó, chịu được cái đắng, quen được cái mỏng, dò được cái hiểm thì có thể ở đời.

* * * * *

Biết cái khó là người biết tự lập, không cầu cạnh ai. Chịu được cái đắng là người nhẫn nại nên sẽ sẽ ở lại một cách bền bỉ, lâu dài. Quen được cái mỏng là người có độ lượng nên có thể bao dung tiểu nhân được. Dò được cái hiểm là người khôn ngoan, biết thế thái nhân tình.

Vậy người như thế làm được việc lắm.

Quan trọng nhất là nên chọn người có đạo đức: người đó sẽ không gạt quí vị!

]]>
http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=5701 0